Flutter Vs React Native, đâu là ông vua của thời điểm hiện tại ?

 

React native vs flutter

Xin chào mọi người, mình rất vui khi được gặp lại mọi người trong chủ đề mới lần này.

Xu hướng phát triển app ứng dụng trên nền tảng điện thoại vẫn chưa ngừng hot phải không nào,

chúng ta có rất nhiều ngôn ngữ được sử dụng để viết ra những ứng dụng tuyệt vời cho mobile,

với Kotlin (android), Objective-C (IOS), Swift(IOS), Java(android)…, nhưng trong đó vị trị top đầu luôn

dành về cho React-native và Flutter. Đây là 2 ngôn ngữ lập trình mobile được sử dụng phổ biến nhất

ở thời điểm hiện tại, và hôm nay như tiêu đề của bài viết, hãy cũng mình xem qua lí do và những ưu nhược

điểm của 2 loại ngôn ngữ chính này , để cùng tìm ra đâu là ông vua thực thụ nhé.

Nào cùng nhau bắt đầu thôi (<+>).

Sẵn tiện những thông tin cũng như giới thiệu chi tiết về 2 ngôn ngữ này sẽ được mình bỏ qua,

mà thay vào đó sẽ tập trung phân tích, so sánh về những ưu và nhược điểm thôi nhé.

Flutter

1. Ưu điểm:

+ Được Google phát triển nên chắc hẳn sẽ có lượng lớn thư viện khổng lồ hổ trợ.

+ Là ngôn ngữ hướng đối tượng, nên đối với những người đã quen với Java và .net

thì khi chuyển sang sẽ làm quen được rất nhanh.

+ Quy tắc cấu trúc code chặt chẽ, nên có độ an toàn và tính mở rộng lớn.

+ App sử dụng flutter chạy nhanh, đa nền tảng di động, phân chia thư mục(IOS, Android)

riêng biệt, thuận lợi cho việc chỉnh sửa, và phát triển .

+ Hỗ trợ animation cực tốt, thời gian xây dựng ứng dụng nhanh.

+ Có thể chạy giả lập trên web, tiện cho việc debug, phát triển.

2. Nhược điểm:

+ Kích thước file lớn

+ Mất nhiều thời gian để làm quan đối với những người lần đầu chuyển sang dạng ngôn ngữ

hướng đối tượng ( từ Javascript -> flutter sẽ bị bỡ ngỡ).

+ Bộ render UI gần như viết lại, không liên quan đến UI có sẵn của framework native

React Native

1. Ưu điểm

+ Có Facebook đằng sau, cộng đồng hỗ trợ và nguồn thư viện khổng lồ

+ Dễ làm quen do sử dụng javascript

+ Tính ổn định và khả năng tối ưu cao.

+ Khả năng tái sử dụng lại code tốt

+ Tiết kiệm được thời gian khi đồng thời xây dụng cùng 1 lúc cả(IOS và Android)

2. Nhược điểm

+ Do sử dụng javascript nên khả năng bảo mật chưa thật sự tốt.

+ Hay bị conflict với thư viện (package bên thứ 3) khi cài đặt.

+ Không thích hợp dùng cho những app ứng dụng cần tính toán phức tạp(hash, crypto…)

+ Khả năng tùy biến chưa thực sự tốt trong một vài module

+ Debug không hiệu quả

Trên đây cũng là những thông tin góp nhặt, cũng như đánh giá khách quá từ góc nhìn của bản thân, tuy chỉ là

một ít thông tin, nhưng cũng hy vọng có thể giúp ích được phần nào để mọi người có thể đưa ra hướng lựa chọn tốt

khi quyết định phát triển trên con đường lập trình mobile app nhé. Cảm ơn đã dành thời gian để đọc bài viết của mình.

 

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *