Kỳ lân công nghệ (unicorn startup) là thuật ngữ chỉ những startup được định giá trên 1 tỷ đô la. Vậy trong lĩnh vực công nghệ, Việt Nam có những Kỳ lân nào, cùng AllXOne tìm hiểu nhé.
Tính đến tháng 1/2022, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ là VNG, VNLIFE, MoMo và Sky Mavis. Trong khu vực, Việt Nam đứng thứ ba, xếp sau Singapore và Indonesia về số lượng.
1. VNG
VNG được thành lập vào ngày 9 tháng 9 năm 2004 với tên gọi VinaGame.
Tháng 7/2005, VNG mang về con gà đẻ trứng vàng của mình là gane Võ lâm truyền kỳ từ Kingsoft. Cũng từ đây, VNG liên tục gặt hái những thành công trong lĩnh vực game và công nghệ, có thể kể đến như:
- Năm 2006-2007, công ty phát hành phần mềm CSM, trang thương mại điện tử 123 mua cổng thông tin Zing.
- Giữa năm 2009, mạng xã hội Zing Me ra đời với hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên.
- Năm 2011, VNG xuất khẩu trò chơi Ủn Ỉn sang Nhật Bản.
- Năm 2012 & 2013, VNG đưa ra sản phẩm Zalo – ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động.
- Cuối năm 2016, VNG ra mắt ZaloPay, ứng dụng thanh toán trên di động.
- Năm 2017, ký Bản ghi nhớ về việc niêm yết trên sàn chứng khoán Nasdaq (Mỹ).
Cuối năm 2019 VNG trở thành Kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam.
2. VNLIFE
Công ty Cổ phần Tập đoàn Cuộc sống Việt (“VNLIFE”) thành lập năm 2007. Trên nền tảng hệ sinh thái công nghệ tiên tiến và hiện đại như AI, Big Data, Blockchain, IOT… VNLIFE đã phát triển một hệ sinh thái thương mại dịch vụ đa dạng hoạt động trên bốn lĩnh vực cốt lõi:
- Giải pháp ngân hàng số.
- Dịch vụ thanh toán và quản lý merchant.
- Dịch vụ du lịch trực tuyến.
- Thương mại điện tử đa kênh.
Năm 2019, VNPAY trở thành kỳ lân sau khoản đầu tư 300 triệu đô la Mỹ từ GIC và Softbank, mức đầu tư kỷ lục rót vào một công ty công nghệ Việt Nam tính đến thời điểm đó.
3. MoMo
MoMo là một nền tảng ví điện tử do Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) phát triển cho phép người dùng thực hiện các thanh toán, giao dịch trên các thiết bị di động.
MoMonắm giữ hơn 80% thị phần trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số trong nước. Tính đến năm 2022, ví điện tử MoMo có hơn 31 triệu người dùng sử dụng.
Momo trở thành kỳ lân sau vòng series E cuối năm 2021, khi Mizuho Bank dẫn đầu nhóm các nhà đầu tư quốc tế với số tiền đầu tư 200 triệu đô la Mỹ.
4. Sky Mavis
Được thành lập năm 2018, Sky Mavis là startup ứng dụng công nghệ blockchain vào game, trong đó nổi bật nhất là Axie Infinity.
Axie Infinity được gọi là tựa game blockchain đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.. Theo số liệu của Sky Mavis, Axie Infinity là dòng trò chơi điện tử trên nền tảng blockchain có doanh thu cao nhất trên DappRadar.com và Dapp.com với 1,1 triệu USD từ việc bán vật phẩm, và 1,8 triệu USD tổng giao dịch mua bán trong hệ thống kể từ khi phát hành hồi tháng 5.2018.
Tháng 10/2021, công ty nhận vốn vòng series B với 152 triệu đô la Mỹ với định giá lên 3 tỷ đô la Mỹ, chính thức trở thành 1 trong 4 kỳ lân công nghệ của người Việt.